Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012
Bài toán rợn người trong... sách lớp 1
Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012
Bí quyết ‘giấu nghề’ của bà chủ bún Huế trên đất Hà Thành
dang ha van |thue nguoi be trap|lang cam
Món ngon ở Hà Nội có nhiều, người xứ khác đến đây mang theo đặc sản quê hương cũng không ít. Qua một người bạn giới thiệu, tôi được biết một quán Huế khá có tiếng ở phố Tô Hiến Thành (Hà Nội). Món Huế không còn xa lạ với nhiều người, nhưng sau vài lần ăn thử, tôi tin hương vị thịt nướng ở đây cực kỳ đặc trưng kiểu Huế. Bên cạnh bún thịt nướng cùng kha khá đặc sản, tôi chắc mẩm chủ quán ắt hẳn là người gốc cố đô. Tìm hiểu ra mới hay, bà chủ là một phụ nữ Bắc Kỳ trăm phần trăm.
Miếng ngon nhớ lâu
Cô Nguyễn Thị Xuân Hương – bà chủ kiêm đầu bếp chính của quán kể về cái duyên đến với ẩm thực Huế khá tình cờ: "Một lần vào thăm cô em gái làm dâu Huế, tôi cùng em gái dừng chân bởi mùi thịt nướng quá quyến rũ ở một quán ăn nhỏ. Hai chị em dừng chân ăn và rồi nghiền luôn từ đó".
Món ngon xứ Huế thôi thúc người phụ nữ đất Bắc quyết học cho bằng được để đem về đãi gia đình khi trở ra Hà Nội. Cô chủ quán người Huế có duyên bữa ấy đã truyền lại bí quyết cho người chị Bắc kỳ, không chỉ riêng công thức làm món bún thịt nướng, mà là cả kho nghệ thuật ẩm thực với đủ món từ bánh khoái, bánh ướt, nem lụi, bún bò giò heo…
Ra Hà Nội, cô Hương mang "đồ nghề" ra làm chiêu đãi cả nhà. Cô nhớ lại: "Cả hai đứa con cô đều tấm tắc khen ngon. Thỉnh thoảng mang chiêu đãi bạn bè, cũng được mọi người phản hồi tích cực. Hai cậu con trai tôi (khi ấy mới học cấp ba) đã thủ thỉ động viên: 'Mẹ mở hàng ăn đi, con dẫn bạn con đến ăn, đảm bảo bán đắt hàng' và thế là tôi quyết định mở quán làm thật".
Các nguyên liệu chuẩn bị cho món bún thịt nướng. |
Thất bại là mẹ thành công
Kể lại thời kỳ khó khăn, thậm chí phải nếm mùi vị thất bại, thành quả ngày hôm nay là mồ hôi và công sức suốt 5 năm tất tả kinh doanh của người phụ nữ này.
Cô Hương kể: "Làm nghề bán hàng ăn uống, quan trọng nhất là phải đồ ăn ngon, thứ nữa là biết chiều ý khách hàng. Bởi vậy, có đầu bếp tốt nhưng nếu không có người quản lý, phục vụ tốt thì cũng khó mà tồn tại được".
Quán được mở ra từ năm 2008, ở số 3 Tô Hiến Thành với biển hiệu Tùng Hương. Nhưng thực tế, từ 5 năm trước, cách đó hai số nhà, tại số 1 Tô Hiến Thành, vẫn bà chủ ấy đã mở quán và phải đóng cửa sau 4 tháng không tìm được người quản lý.
Năm năm sau, vẫn phố đó, đi thêm hai số nhà, cô Hương quyết tâm mở quán lần nữa. Lần này, để tránh rủi ro như lần trước cô thuê cùng một bác bán phở, vừa đỡ chi phí, mà mình lại chưa có nhiều khách hàng.
"Buổi sáng bác ấy bán phở, trưa tôi dọn bán bún thịt nướng. Có đứa cháu quen, nhanh nhẹn lại chưa có việc, tôi nhận phụ tôi làm quản lý quán luôn. Cứ như vậy dần dần, tiếng lành đồn xa, làm ăn khấm khá hơn, tôi tính chuyện tìm mặt bằng rộng hơn để bán. Năm 2009, quán chuyển qua phố Mai Hắc Đế nhưng chỉ được một năm, chủ nhà thấy làm ăn được đòi tăng giá thuê, lại lo chuyển về chỗ cũ ở Tô Hiến Thành. Làm kinh doanh, thuận buồm xuôi gió thì mừng, không thì phải biết thích nghi và khắc phục khó khăn mới trụ lại được", cô tâm sự.
"Năm 2009, quán chuyển qua 81 Mai Hắc Đế. Nhưng chỉ được một năm, chủ nhà thấy làm ăn được đòi tăng giá thuê, lại lo chuyển về chỗ cũ ở Tô Hiến Thành". |
Nhập gia tùy tục
Về tổng thể, bún thịt nướng Huế có sự tương đồng của bún chả Hà Nội với bún thịt nướng Sài Gòn: cũng bún, cũng thịt nướng, rau sống, chan nước sốt, nước lèo, rắc đậu phộng. Nhưng điều tạo nên sự thơm ngon, đậm đà và khác biệt, được coi là hồn tinh túy của món ăn Huế là ở chén nước lèo và công thức ướp thịt trước khi nướng.
Trong bát nước chấm của người Huế hội tụ đủ các vị chua, ngọt, bùi, cay, đắng, chát, mà theo cô Hương – chủ quán nó được làm từ hơn chục loại nguyên liệu khác nhau. Người Huế ăn nhiều cay, ngọt, bún cũng kiệm nước hơn, khác với thói quen "vừa chan vừa húp" của người Hà Nội. Bà chủ tìm cách gia giảm gia vị cho hợp với người thủ đô như bớt cay, bớt ngọt, chan thêm nhiều nước chấm nhưng loại ớt chưng ăn kèm phải chính hiệu là ớt chưng kiểu Huế.
Không chỉ tự rút kinh nghiệm và linh động thay đổi, cô Hương còn luôn quan niệm phải coi khách hàng là thước đo hiệu quả nhất sự thành công của quán, khách đông là quán còn, khách chê là quán dở. "Nếu thấy có khách hàng ăn còn dư nhiều, tôi sẽ ra hỏi họ món ăn hôm nay ra sao. Nếu là vì họ đã ăn trước đó nên không ăn thêm được thì không sao. Nhưng nếu là do món chưa ngon, tôi sẵn sàng nếm lại đồ trong bát của khách để đánh giá".
Hai năm trở lại đây, kinh tế khó khăn hơn, nhiều công ty rời khỏi khu trung tâm nên khách công sở quen cũng mất đi ít nhiều, chưa kể chi tiêu của người dân bớt lại, các loại chi phí lại đắt đỏ hơn. Trước hoàn cảnh đó, cô Hương nghĩ cách nhận đặt và giao hàng, đưa thêm món mới cho thực đơn: bánh ướt Huế (đổi thành phở cuốn cho khách Hà Nội dễ hiểu), bánh khoái Huế (đổi thành bánh xèo), và mới nhất là nem lụi Huế.
Bánh Khoái Huế (quán đổi tên là Bánh Xèo cho dễ hiểu), bánh chiên vàng với vỏ bột nhân thịt, tôm, giá, chấm nước lèo và ăn cùng với rau sống, bánh tráng. |
Bí quyết: Giấu nhân viên nhưng sẽ truyền cho người có tâm
Công việc cho một ngày của cô Hương bắt đầu từ sáng sớm. Là người kỹ tính nên cô chuẩn bị nguyên liệu rất cẩn thận: rau sống, hành tỏi mua ở chợ Long Biên, bánh ướt đặt ở nơi làm bánh phở Ngũ Xã, thịt lợn nhập của người quen ở Vĩnh Phúc, chưa kể gia vị Huế (mắm ruốc Huế, mắm ngon, gia vị khô…) được chủ quán đích thân đặt ở Huế mang ra mỗi tháng một lần.
Quán tuy nhỏ nhưng khá đông khách, nhờ nằm ở khu trung tâm (lối rẽ từ phố Huế sang Tô Hiến Thành). Vào giờ ăn trưa, quán tất bật với đa phần là khách công sở, ngồi chật khu tầng trệt (6 bàn, mỗi bàn 2-4 người), gác xép (4 bàn) và ra cả vỉa hè (2 bàn). Tan sở khách quen đến quán cùng bạn bè cũng khá đông.
Quán đông nên cần một nhân viên quản lý và đến năm nhân viên chạy bàn (bưng đồ, trông xe, rửa bát) nhưng đầu bếp chính vẫn chỉ một tay bà chủ lo từ đầu chí cuối.
Cô Hương bật mí, riêng với việc tẩm ướp thịt và chế nước lèo cũng là cả một nghệ thuật đảm bảo cho sự tồn tại của quán: "Cô em gái người Huế giữ bí quyết như vật báu, vì duyên mà trao cho tôi, thì tôi cũng phải giữ vật báu ấy cẩn thận. Bởi thế mà có đến sáu nhân viên nhưng chính tôi phải tự tay làm món, làm xong nếu còn thừa cũng phải lẳng lặng giấu đi".
Càng ngạc nhiên hơn khi được hỏi về chuyện truyền nghề, "giữ" kỹ vậy nhưng cô Hương lại tâm sự: "Hai con trai tôi cũng đều đang đi du học hoặc đi làm, chúng có thể kinh doanh giúp mẹ, nhưng mình phải trao bí quyết cho người có tâm. Nếu cậu quản lý hiện tại (một người cháu quen, quản lý quán từ ngày đầu) có tâm huyết, có thể tôi sẽ truyền lại cho cậu ấy".
Về hướng phát triển, trước mắt, cô Hương dự định làm thêm món bún bò giò heo và nem tai. Cô cũng đang tìm địa điểm mới khang trang rộng rãi hơn. Xa hơn, nếu tìm được người quản lý tốt, cô tính mở thêm cơ sở nữa ở khu Cầu Giấy. Nhưng dù có hai ba cơ sở chăn nữa thì tự tay bà chủ vẫn là đầu bếp chính, giữ cho được cái hồn, cái cốt của món ăn.
Gợi ý giải đề thi Địa tốt nghiệp THPT 2012
Cô Nguyễn Thị Lành - giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn - TPHCM đưa ra những gợi ý giải đề thi môn Địa Lý tốt nghiệp THPT sáng nay 3/6.
“Trật tủ” môn Sử, nhiều thí sinh không làm hết bài
Chiều nay 3/6, kết thúc buổi thi môn Lịch Sử, nhiều thí sinh cho biết khó đạt điểm cao vì ôn "trật tủ", không làm hết bài. Tuy nhiên, các sĩ tử cũng thở phào khi hoàn thành ngày thi thứ 2.
Chiều nay, thí sinh tại TPHCM đã kết thúc ngày thi thứ 2 với một tâm lý thoải mái khi kết thúc môn xã hội thi xã hội thứ hai trong ngày. Nhiều thí sinh rời phòng thi các hội đồng trường Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thượng Hiền với nét mặt rạng ngời.
Đánh giá chung, nhiều thí sinh cho rằng đề thi năm nay không khó như các bạn đã lo lắng từ trước khi bước vào phòng thi. Thí sinh Phan Kim Huyền, tại hội đồng thi trường Nguyễn Thượng Hiền thở phào: "Qua được môn Sử xem như em tiến gần đến kết quả thi tốt nghiệp. Từ đầu kỳ thi, đây là môn em lo lắng nhất".
Tuy nhiên, số khác lại tỏ ra không hài lòng khi đề thi không chú trọng vào những nội dung mà nhà trường đã ôn tập. Khá nhiều em tỏ ra không hài lòng với phần thi của mình. "Ở phần tự chọn, câu 3a cũng tương đối khó ghi điểm", nhận định của em Lê Phước Tài, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền.
Tại hội đồng thi trường Nguyễn Thượng Hiền, trong hai ngày thi, công tác coi thi đã được đảm bảo tuyệt đối an toàn cho đến thời điểm này, không xảy ra tình trạng lộn xộn hay sự cố gì.
Nhận xét về đề thi môn Lịch Sử chiều nay, Ngọc Thuận cho biết: Ở phần chung cho tất cả các TS, câu 1 tương đối dễ, riêng câu 2 ở vế thứ 2 lại khó vì không nằm trong chương trình ôn tập. Ở phần riêng, câu số 3b của chương trình nâng cao rất khó. Lý giải vì sao mình không làm tốt bài thi, nhiều TS ở Mỹ Tú cho biết: Khi ôn tập, giáo viên bám theo chương trình của sách giáo khoa, nhưng đề thi lại có phần mở rộng ra bên ngoài nên nhiều em lúng túng. Hơn nữa, tâm lý các em luôn chọn sự kiện trong năm để đoán đề nên nhiều TS tập trung học về phong trào Đồng Khởi và một số chiến dịch lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ nên khi thấy câu về cách mạng tháng Tám và Hiệp định Paris thì nhiều em…ngồi cắn bút, ngắm mây trời.
Tại Hội đồng coi thi THCS Lê Độ (Q. Sơn Trà, Đà Nẵng), ghi nhận bên ngoài trường thi trong suốt 90' thí sinh làm bài thi được đảm bảo trật tự, an ninh khá tốt. Vừa tan trường thi môn Sử, môn thi thứ tư của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, thí sinh Uyên Thảo, học sinh THPT Hoàng Hoa Thám, thi tại điểm trường THCS Lê Độ cho biết: "Đề Sử năm nay có 3 câu, khá dài, nhưng nếu so với đề Địa lý sáng nay thì nhẹ nhàng hơn nhiều. Toàn bộ câu hỏi trong đề thi đều tập trung trong chương trình học lớp 12. Em đạt học lực khá, và với đề thi chiều nay, em chắc chắn đúng hơn 80% bài thi"
Thí sinh Văn Vinh, thuộc khối GDTX, thi tại điểm trường THCS Lê Độ cho biết đề thi môn Sử dành cho thí sinh ở khối GDTX cũng có 3 câu và khá dễ. Trong phòng thi của em không có bạn nào dám vi phạm quy chế vì giám thị coi thi quá nghiêm khắc.
Em Đoàn Công Lộc, học sinh lớp 12C2 trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) cho biết câu 1, 2 ở phần bắt buộc tương đối dễ làm và dễ kiếm điểm, còn phần tự chọn thì khó hơn nhưng đa số các bạn đều chọn câu 3a. Riêng em tự tin có thể làm được từ 6-8 điểm ở phần thi môn Sử này.
Tại Bến Tre, hầu hết các thí sinh có đánh giá đề thi môn Lịch sử có phần nhẹ nhàng. Một thí sinh Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu cho biết, đề có 3 câu thì câu 1 "dễ ăn" nhất bởi chủ yếu là phần học thuộc lòng, câu này nhiều thí sinh có thể đạt được điểm tuyệt đối. Trong khi đó 2 câu còn lại mất nhiều thời gian để làm hơn nhưng cũng không đến nổi là khó khăn.
Tại Vĩnh Long, nhiều thí sinh tại điểm thi THPT Bình Minh cũng cho rằng, đề thi môn Lịch sử không quá dài, song ở các câu 2 và 3 cũng phải tốn nhiều thời gian để làm, do 2 câu này có ý thứ 2 hơi khó khăn một chút.
Trong khi đó, các thí sinh tại Bạc Liêu nhận định, đề Lịch sử năm nay dễ làm "trật tủ" nên đã gây nhiều bất ngờ. Song, phần lịch sử Việt Nam do đã được ôn tập nhiều nên cũng không gây khó cho thí sinh làm bài. Đối với phần lịch sử thế giới ở phần tự chọn, nhiều khả năng sẽ không lấy điểm trọn vẹn.
Một thí sinh tại điểm thi THPT Giá Rai chia sẻ, ở câu 2 và 3, có ý thứ 2 cần phải hiểu mới làm được, phần này gây khó khăn cho những thí sinh nào chỉ học thuộc lòng. Nhìn chung nếu vừa thuộc bài, vừa hiểu được bài thì có thể đạt điểm trên 70%.
Tại Hội đồng thi Trường THPT Phan Đăng Lưu (Yên Thành, Nghệ An), thí sinh ra khỏi phòng thi sớm nhất là Nguyễn Thị Oanh. Với tâm trạng phấn khởi, Oanh cho biết: "Đề thi năm nay không khó lắm, toàn bộ câu hỏi đều nằm trong chương trình ôn tập nên bạn nào ôn kỹ cũng có thể có điểm khá. Em hoàn thành cả 3 câu hỏi nhưng chỉ tự tin được khoảng 7-8 điểm".
Kết thúc buổi thi môn Lịch sử chiều nay, nhiều thí sinh tại Thái Nguyên cho biết đề thi không khó.
Tại hội đồng thi Trường THPT Khánh Hòa (huyện Phú Lương), các thí sinh bước ra khỏi phòng thi tâm trạng vui vẻ và tươi cười.
Em Ngô Minh Sơn, trường THPT Khánh Hòa tâm sự: "Em thấy đề vừa với lực học của em, câu hỏi trúng vào những phần em đã học. Em mong bài thi của em được 8 điểm, nhưng chữ của em hơi xấu".
Tại hội đồng thi trường THPT Ngô Quyền, thí sinh Lê Tuấn Vũ cho biết: "Với đề thi này, em hi vọng được 7 điểm. vì em không bỏ một câu nào và ngồi chơi 20 phút".
Tại hội đồng thi trường THPT A Thanh Liêm, có vẻ như môn Lịch Sử là môn tương đối "khó nhằn" đối với các thí sinh, nên đến khi tiếng trống điểm hết giờ, mới thấy lác đác vài em ra khỏi phòng thi. Em Nguyễn Văn Hòa, trường THPT A Thanh Liêm cho hay: "Trong các môn thi tốt nghiệp lần này, em lo nhất là môn Lịch sử, vì môn này em học hơi kém so với các môn khác. Nhưng khi hoàn thành xong bài em cảm thấy khá tự tin là sẽ đạt được điểm cao".
Tại trường THPT Phủ Lý A, nhiều thí sinh không giấu được niềm vui khi làm được bài. Em Trịnh Duy Quang, trung tâm giáo dục thường xuyên cho biết: "Em làm được khoảng 80%, lúc làm xong thì còn thừa khoảng 20 phút nữa mới hết giờ, nên thời gian còn lại em ngồi soát lại bài".
Em Mai Văn Quý, học sinh lớp 12A1, trường THPT Đinh Chương Dương cho biết: "Với dạng đề này, chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản cũng có thể đạt điểm cao, em hoàn thành bài xong trước 10 phút".
Dạng đề thi môn Lịch sử năm nay được các thí sinh đánh giá là học sinh trung bình cũng có thể làm được đến 70%. Cũng giống tâm trạng vui mừng như em Qúy, em Mai Thanh Sáng - học sinh lớp 12A7, trường THPT Đinh Chương Dương chia sẻ: "Khi bọn em được thi thử môn Lịch sử tại trường khó hơn rất nhiều, còn với đề bài hôm nay thì thật sự không quá bất ngờ, vì toàn kiến thức cơ bản. Học sinh trung bình cũng có thể làm đến 70%".
Thời tiết hôm nay tại đây khá mát mẻ, tạo điều kiện để các "sỉ tử" hoàn thành bài được tốt hơn.
Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012
Sẽ có phố đi bộ ở Sài Gòn
Phố đi bộ tại Sài Gòn trong tương lai
Với các gian hàng, quán bar ngoài trời, nơi giải lao thư giãn, không gian biểu diễn nghệ thuật đường phố... 3 khu phố đi bộ sẽ là một không gian sinh hoạt công cộng, giải trí cho người dân và du khách tại TP HCM trong tương lai.
> Đề xuất lập 3 khu phố đi bộ ở TP HCM
Phối cảnh nhìn từ trên cao 3 khu phố đi bộ gồm đường Bùi Viện, Đồng Khởi và khu vực chợ Bến Thành (quận 1, TP HCM). Theo đề xuất với UBND TP HCM, khu phố đi bộ sẽ hình thành từ Công viên 23/9 đến quảng trường Quách Thị Trang (trước chợ Bến Thành), kết nối với quảng trường Mê Linh và mảng xanh từ Công viên 23/9 ra khu vực dọc bờ kênh Bến Nghé. Việc xây dựng các tuyến phố đi bộ sẽ kết hợp với tổ chức hoạt động thương mại nhỏ mang tính truyền thống. |
Khu vực Bùi Viện
Khu vực Bùi Viện hiện gồm các gian hàng bán đồ lưu niệm, giải trí, quán rượu, câu lạc bộ đêm, bar ngoài trời và nhà hàng phục vụ chủ yếu cho khách du lịch balô. |
Đơn vị tư vấn đề xuất thêm một số chức năng khác cho khu vực này như có thêm các gian hàng bán thực phẩm ngoài trời, khu vực ngồi chờ, giải lao thư giãn công cộng. Đồng thời bố trí vật dụng cảnh quan đường phố như băng ghế, nhà vệ sinh, thùng rác. |
Khu vực Đồng Khởi
Đây hiện là khu phố mua sắm cao cấp, các cửa hàng bán lẻ đồ lưu niệm, khách sạn sang trọng, bar không gian mở và nhà hàng. Theo đơn vị tư vấn, cảnh quan đường phố hiện hữu của khu vực gần như tự phát, thiếu sự sắp đặt. |
Đơn vị tư vấn đã đề xuất có thêm khu vực nghỉ ngơi, bố trí các nhà hàng và bar với không gian thoáng đãng và có chỗ dành cho biểu diễn nghệ thuật đường phố. |
Đồng thời cần bố trí thêm nhiều vật dụng cảnh quan đường phố như băng ghế công cộng, nhà vệ sinh, thùng rác... |
Khu vực chợ Bến Thành
Khu vực này hiện nay là chợ nhộn nhịp với gian hàng bán thực phẩm ngoài trời, chợ trời và khu vực bán buôn trong nhà, các gian hàng bán lẻ đồ lưu niệm, nhà hàng và quán cà phê dọc phố, nhiều người qua lại. |
Tư vấn đề xuất thêm các chức năng sử dụng cho khu vực này như quán bar và nhà hàng ngoài trời, khu vực ngồi chờ, giải lao thư giãn công cộng... Nhiều vật dụng cảnh quan đường phố như băng ghế, nhà vệ sinh, thùng rác, nhà chờ xe buýt, gian hàng bày bán... cũng được đề xuất bố trí thêm tại khu vực này. |
Xăng tăng giá 2.900 đồng một lít
Xăng tăng giá 2.900 đồng một lít
Khi mọi người dân vẫn đang trong niềm hân hoan về mức giảm giá xăng dầu 600đ/lít cách đây mới hơn 1 tuần, thì bắt đầu từ 17h chiều mai (2/6), giá bán lẻ các mặt hàng xăng A92 tăng 2.900 đồng một lít, lên 25.600 đồng. Các mặt hàng dầu hỏa, diesel, mazut cũng tăng giá 900 - 2.100 đồng. Cao nhất từ trước đến nay, dự báo tạo nên nhiều biến động lớn trong đời sống người dân và nền kinh tế Việt Nam.
Theo văn bản vừa được Bộ Tài chính ban hành chiều 1/6, kể từ 20h ngày 2/6/2012, giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt tăng. Cụ thể, xăng A92 tăng 2.900 đồng lên 25.600 đồng một lít và là nức tăng cao nhất trong số các mặt hàng. Dầu diezen tăng 1.000 đồng lên 22.400 đồng một lít. Dầu hoả tăng 900 đồng lên 21.100 đồng mỗi lít trong khi giá bán dầu mazut được áp dụng là 20.900 đồng, tăng 2.100 đồng.
Như vậy, trong lần điều chỉnh này, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu, đặc biệt là xăng A92 đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trước tình hình giá thế giới leo thang mức điều chỉnh này chỉ tương đương 12,5% - 41% mức cần theo Nghị định 84. "Nếu tính đủ thuế theo barem thì giá bán xăng dầu trong nước phải điều chỉnh tăng khoảng 4.200 - 6.500 đồng một lít", thông báo của Bộ cho biết.
Giá xăng đã lên 25.600 đồng một lít. Ảnh: Kiên Cường. |
Cùng với việc tăng giá bán lẻ, Bộ Tài chính cũng quyết định giảm mức sử dụng quỹ bình ổn giá (BOG) xuống tương đương mức trích quỹ, tương đương 300 đồng một lít cho tất cả các chủng loại. Mức sử dụng trước đó là 1.400 đồng một lít với xăng và 780 - 1.610 đồng một lít với tất cả các mặt hàng khác.
Trước đó, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 1/6, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho hay, trong điều kiện giá xăng dầu thế giới tăng cao, Bộ điều hành giá trong nước theo nguyên tắc giảm thuế, tăng mức trích quỹ bình ổn rồi mới tính đến điều chỉnh giá. Theo số liệu của Bộ, giá cơ sở hiện tại chưa tính trích quỹ bình ổn cao hơn giá bán khoảng 2.000 đồng một lít. Giá bán trong nước so với các nước trong khu vực đang thấp hơn 6.000 - 8.000 đồng.
Tại cuộc họp báo chiều 1/6 do Bộ Công Thương tổ chức, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho hay, giá cơ sở xăng dầu đang vượt trên giá bán lẻ hiện hành, do đó, cần có biện pháp vận hành theo cơ chế thị trường nhưng vẫn đảm bảo kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an sinh xã hội. Lãnh đạo này nhấn mạnh, xăng dầu tăng nhiều dẫn đến lạm phát nhưng không tăng thì doanh nghiệp bị lỗ, do đó cần lộ trình và các công cụ khác nhau để xử lý. "Cụ thể tăng tháng 6, tháng 7 hay tháng nào trong thời gian tới phải bàn trong gói kịch bản chung", ông Quyền nói.
Trên thị trường quốc tế, giá dầu vừa trải qua 5 tuần đi lên liên tiếp do những căng thẳng giữa Iran và các quốc gia phương Tây. Đỉnh điểm của đợt tăng diễn ra vào tuần trước, khi giá dầu Brent lên mức cao nhất kể từ hồi tháng 7/2008, đạt mức 128 USD một thùng, sau khi truyền thông Iran phát đi một bản tin về vụ cháy đường ông dẫn dầu ở Ảrập Saudi. Sang tuần này, thị trường dịu lại với giá dầu Brent xoay quanh 122 USD trong phiên giao dịch sáng nay tại châu Á, và dầu thô ở mức 105,10 USD một thùng.
Tại Mỹ, giá xăng trung bình trên toàn nước này cũng đã tăng 26 ngày liên tiếp tính đến Chủ nhật vừa rồi, đạt mức 3,76 USD một gallon, hay 0,993 USD một lít, tương đương 20.720 đồng mỗi lít xăng tính theo tỷ giá ngân hàng
Giữ xe ngày tết thiếu nhi hốt bạc lớn
Ngày tết thiếu nhi, bãi xe "hốt bạc"
(Dân trí) - Các bãi giữ xe "tự phát" xung quanh các khu vui chơi, giải trí tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) hôm nay được mùa làm ăn lớn nhờ hàng ngàn thiên thần nhí đi vui chơi ngày 1/6.
Các điểm giữ xe tự phát kín đặc xe
Các bãi xe quanh công viên Thủ Lệ (Hà Nội) hôm nay cũng được ngày bội thu (Ảnh: Quang Phong)
Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012
Fwd: Ra quân “dẹp loạn” tại mỏ than đẹp nhất Quảng Ninh
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đình Trung - Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí cho biết, mỏ than của Công ty CP Việt Min đô trên địa bàn TP được Chính phủ giao cho một Doanh nghiệp Indonesia từ đầu những năm thập kỷ 90 thế kỷ trước, có thời hạn khai thác là 20 năm.
Theo ông Trung, đến năm 2021 mới hết thời hạn khai thác của doanh nghiệp nước ngoài, nhưng thời gian qua trên diện tích mỏ khai thác than theo kiểu lộ thiên này đã nảy sinh những bất cập gây khó khăn cho sự quản lý của chính quyền địa phương về nhân sự và tình hình an ninh trật tự khu vực.
Đặc biệt, hiện dư luận đang bàn tán quanh câu chuyện chủ mỏ ngang nhiên khai thác sản lượng quá phép, lên đến trên 850 ngàn tấn than, trong khi giấy phép cơ quan chức năng chỉ cấp cho phép Công ty CP Việt Min đô khai thác vận chuyển về nước không quá 500 ngàn tấn than các loại.
Cho biết về việc này, ông Lê Minh Chuẩn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã thừa nhận chuyện Công ty CP Việt Min đô khai thác, vận chuyển về nước vượt nhiều so với giấy phép quy định là 500 ngàn tấn.
Mặc dù Vinacomin đã nhiều lần làm văn bản gửi đến các cơ quan chức năng nhà nước để báo cáo rõ sự việc, nhưng chưa có cơ quan nào xử lý được. Mới đây nhất, Tổng Giám đốc Vinacomin Lê Minh Chuẩn đã ký văn bản số 2327, ngày 29/5 để báo cáo cáo toàn bộ sự việc lên Thủ tướng Chính phủ.
Lý do chính gây bức xúc cho đời sống sinh hoạt của hàng ngàn người dân sinh sống, làm việc tại TP Uông Bí là việc chủ mỏ khai thác theo kiểu lộ thiên gây ảnh hưởng đến môi trường và việc buông lỏng trong quản lý tài nguyên để cho hàng trăm đối tượng từ địa bàn khác đến "lập tư dinh" ăn ở để "mót" than, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự trên khu vực.
Trước những bất cập xảy ra trên mỏ than đẹp nhất địa phương, Chủ tịch UBND TP Uông Bí đã giao Công an TP phối hợp với đơn vị chức năng và UBND phường Vàng Danh tổ chức lực lượng tiến hành ngay việc giải tỏa, phá dỡ hơn 120 lán trại, giải phóng 120 đối tượng người từ địa phương khác tụ tập, sinh sống xung quanh khai trường Công ty CP Việt Min đô để nhặt, mót than từ bãi thải mà không hề đăng ký tạm trú tạm vắng với địa phương, lập lại trật tự trên địa bàn.
Một số hình ảnh giải tỏa, phá dỡ lán trại quanh khai trường Việt Min đô:
Nhiều lán trại mọc quanh khai trường khai thác than của Công ty CP Việt Min đô
thue nguoi be trap|lang cam|ẩm thực gia|am thuc gia|thue nguoi be trap|nam nữ bê tráp|cuoi hoi tron goi thai luan|lang cam|Đặng Hà Vân |thanh lap cong ty | thanh lap doanh nghiep|tu van luat| luat dau tu|tu van hop dong|tu van thue|xin giay phep|bao ho thuong hieu|luat su|luat dat dai|in an
“Chân dài” đi đêm và cái giá phải trả…
Ngày 24/5, hai gái mại dâm cao cấp bị bắt quả tang tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là H.H và T.H.T. Trong đó, H.H là người mẫu từng tham dự cuộc thi sắc đẹp, xuất hiện trên nhiều tạp chí và tham gia trong nhiều bộ phim.
Kể từ khi "tú ông" Kiên sa lưới pháp luật, dư luận lại thêm phần bàng hoàng khi biết có rất nhiều "chân dài" hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật sẵn sàng "đi khách" một cách chuyên nghiệp. "Tú ông" này còn khai rằng, nếu "chân dài" chịu đi qua đêm khách phải trả từ 400 – 600 USD/đêm, đi theo tour sẽ có giá từ 1.000 – 1.5000 USD, trong đó "tú ông" hưởng 20-30% số tiền này.
Từ vụ việc này, dư luận nhớ lại lời tố "chân dài" đi bán dâm của người mẫu Trang Trần cách đây gần 3 năm và có cớ lật lại câu hỏi từ rất lâu rằng, những "chân dài" làm gì mà nhiều tiền thế để suốt ngày "khoe khoang" xài hàng hiệu, xe hơi, nhà lầu tiền tỷ?
Mỗi ngày lướt web, công chúng "chóng mặt" trước nhẫn kim cương, váy áo giày dép hàng trăm triệu đồng của người mẫu A, X,Z. Có người mẫu chân ướt chân ráo vào nghề cũng ngày ngày khoe váy áo, túi xách hàng hiệu. Thậm chí, "tổng tài sản" trang trí trên người của một "chân dài" xuất hiện tại một sự kiện giải trí gần đây tính sơ sơ cũng…vài tỷ đồng.
Theo tiết lộ của một người trong giới "chân dài" thì thực tế, một người mẫu mới bước vào nghề thì một buổi diễn được trả vài trăm ngàn đồng. Lương cứng của một người mẫu với công ty quản lý cũng chỉ từ 1-2 triệu đồng, còn diễn show nào nhận tiền show đấy. Những "chân dài" có tiếng tăm thuộc hàng vedette mới kiếm được 8-10 triệu đồng/show diễn. Nếu tháng có nhiều show, lại chăm chỉ đi dự event mới có thể thu về 70-100 triệu đồng.
Người mẫu Trang Trần, người hoạt động lâu năm trên sàn cat walk thì nếu chăm chỉ nhận show, mỗi tháng thu nhập bình quân của cô chỉ khoảng 30 triệu đồng. Với số tiền này, Trang Trần chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt đầu tư lại cho nghề nghiệp như trang phục, mỹ phẩm thì lấy tiền đâu mua hàng hiệu, xe hơi.
Ngay như cựu người mẫu kiêm diễn viên Huy Khánh, anh từng thẳng thắn chia sẻ, người đắt vai diễn cũng như có cát sê thuộc hàng cao so với các diễn viên Việt như anh ngoài tiền đi lại, quần áo đầu tư cho vai diễn cho đến thời điểm này cũng chỉ mua được căn hộ trả góp!
Từ câu chuyện buồn bất tận về những tấm gương tày liếp như người mẫu, diễn viên Yến Vy, Kim Tuyến và gần đây nhất là người mẫu H.H đã đến lúc những cô gái có tư tưởng thích hưởng thụ, lười lao động phải nhìn nhận lại mình. Trong cuộc sống, sự dễ dãi, buông thả nào rốt cục cũng sẽ bị trả giá.
Những người như Yến Vy, Kim Tính đã mất hết sự nghiệp, danh tiếng, phải đối diện với bản án lương tâm và luôn sống trong lẩn tránh. Những người thích "sống bám" như người mẫu nội y N.T cũng hứng chịu luồng chỉ trích khắt khe từ dư luận. Và, ngày hôm nay dù được tha vì vi phạm lần đầu nhưng H.H liệu còn sống trong những ngày tháng không phải suy nghĩ khi mà cô có thể sẽ bị mọi người xa lánh, khinh bỉ?!